Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Ý nghĩa một số bức tượng gỗ Đồng Kỵ

Mỗi một loại tượng của làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ điêu khắc ra đều mang một ý nghĩ riêng không phải ai cũng biết vì thế hãy cùng đọc và tìm hiểu với bài viết dưới đây
Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay


Quan Thế Âm là vị bồ tát có nhiều phép thuật, hay cứu chúng sinh nên ngài có nghìn mắt, nghìn tay và được gọi là Quan Âm thiên thủ thiên nhãn (Quan Âm nghìn mắt nghìn tay). Hình tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay đã có mặt tương đối sớm. Các tùy vật của Quan Âm thương thấy có ở các cánh tay này: cây gậy hành hương, mũi tên, Mặt Trăng, hoa sen xanh, bình nước, ngũ sắc tường vân, kiếm, hoa sen trắng, sọ người, gương soi, chùm nho, cây kích, kinh văn, thủ ấn, đinh ba, tràng hạt, phật, thiên cung, phất trần, thiền trượng, cung tên, hoa sen đỏ, vòng tay... Ở Việt Nam, hình tượng này có từ thời Lý, Trần và đạt tới đỉnh cao nghệ thuật vào thế kỷ 17 với tượng Phật Quan Âm ở chùa Bút Tháp. Theo kinh điển của phái Mật tông, trong quá khứ xa xôi, Quan Âm được nghe Thiên quan Vướng Tĩnh Chú Như Lai giảng về Đại Bi Tâm Đà la ni, sau đó đã xuất hiện trên người nghìn mắt để thấy khắp ||thế gian]] và nghìn tay để cứu vớt chúng sinh. Còn ở Việt Nam, câu truyện cổ tích "Bà chúa Ba" hay "Sự tích Phật Bà nghìn mắt nghìn tay chùa Hương Tích" đã giải thích cho lý do xuất hiện hình tượng Quan Âm này. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Mễ Sở, Hưng Yên và ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh là hai tượng Quan Âm tiêu biểu về nghệ thuật và trí tưởng tượng phong phú của nghệ nhân.

5. Tượng Cặp Rồng gỗ Gụ





tượng cặp rồng gỗ gụ
Trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, chúng ta thường gặp hình tượng bốn con vật thiêng mà người Việt gọi là tứ linh, đó là long, lân, quy, phụng. Trong số bốn con vật đó thì con rồng thường gặp hơn cả. Rồng là nguồn gốc của tổ tiên từ câu chuyện truyền thuyết cha rồng Lạc Long Quân lấy mẹ Tiên Âu Cơ sinh ra người Việt, nên hình tượng rồng từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người con Việt. Hà Nội là thủ đô cả nước, với tên gọi đầu tiên: Thăng Long (rồng bay). Vùng Đông Bắc Việt Nam có địa danh Hạ Long (rồng hạ). Đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu được làm nên bởi dòng sông mang tên Cửu Long (chín rồng). Là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ nên hình tượng rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa, trang phục vua chúa. Hình tượng con rồng cũng thay đổi theo dòng lịch sử qua các triều đại.

LIÊN HỆ
Đồ Gỗ Phú Gia - Bàn Ghế Đồng Kỵ
VPGD: Xóm Ô, Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh.
(Đối diện trường mầm non Tam Sơn)
CSSX 1: Số 19 - C4, Xóm Đông, Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh.
CSSX 2: A3 KCN An Giải, Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Email: dogophugia67@gmail.com - Điện thoại: 0972.092.764

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét