Tủ chè được thiết kế theo kiểu tủ dài nằm ngang, có bốn chân nhô cao, tủ được chia làm ba phần, hai phần cánh thường có cánh cửa đóng mở, phần giữa (bụng tủ) thường được lắp kính để chưng đồ. Ngăn giữa thường được trang trí một chiếc "LÈO" được đục hoặc khảm theo kiểu (tích) đồng bộ với chiếc bệ tủ phía dưới.
Từ ngày xưa Tủ chè chỉ thịnh hành ở các tỉnh phía Bắc, những năm gần đây, tủ chè đã được người miền Nam ưa chuộng bởi tính nghệ thuật và thủ công rất cao cộng với xu hướng chơi nội thất mẫu cổ xưa quay về với cội nguồn .
Các tủ cổ có kích thước chuẩn chiều ngang là 1,73 m. Các tủ đóng mới khoảng 100 năm trở lại đây được cải tiến chiều ngang rộng hơn với nhiều kích thước khác nhau : 1,85 m, 1,97 m.
2. Phân biệt các loại tủ chè
Thực tế trên thị trường đồ gỗ mỹ nghệ hiện nay, tùy theo mục đích khác nhau, người ta có rất nhiều cách phân loại tủ chè khác nhau :
- Theo thời gian sử dụng : Tủ chè mới, tủ chè tái (10 - 50 năm), tủ chè cổ (trên 50 năm) ...
- Theo thời gian sử dụng : Tủ chè mới, tủ chè tái (10 - 50 năm), tủ chè cổ (trên 50 năm) ...
- Theo chất liệu gỗ : Tủ chè gỗ gụ, tủ chè gỗ Trắc, ...
- Theo chất liệu khảm : Tủ chè khảm trai, tủ chè khảm ốc, ...
- Theo nơi sản xuất : Tủ chè Hải Minh, Tủ chè La Xuyên, Tủ chè Đồng Kỵ ...
- Theo kiểu cánh tủ : Tủ chè cánh cong, Tủ chè cánh phẳng..
- Theo kiểu dáng : Theo các tích khảm trên đôi cánh và tích đục trên bệ, lèo, Tủ chè được phân loại và đặt tên rất đa dạng và phong phú.
LIÊN HỆ
Đồ Gỗ Phú Gia - Bàn Ghế Đồng Kỵ
VPGD: Xóm Ô, Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh.
(Đối diện trường mầm non Tam Sơn)
CSSX 1: Số 19 - C4, Xóm Đông, Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh.
CSSX 2: A3 KCN An Giải, Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Email: dogophugia67@gmail.com - Điện thoại: 0972.092.764
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét