Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Gỗ hương đặc điểm nhận dạng và cách phân biệt

Một trong những thứ gỗ tạo nên các sản phẩm đồ gỗ Đồng Kỵ chắc ta không thể không nhắc đến gỗ hương được ứng dụng khá nhiều trong nghệ thuật điêu khắc gỗ và nội thất vì vân rất đẹp, bền theo thời gian.Nhưng để phân biệt được các loại gỗ này thì cần phải rất tinh tường mới có thể nhận ra sau đây Đồ gỗ Phú Gia - bàn ghế Đồng Kỵ sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm một số thông tin về gỗ hương để giúp khách hàng tinh ý hơn trong việc lựa chọn sản phẩm.




Gỗ Hương, còn có các tên gọi khác: Giáng Hương, Dáng Hương. Tên tiếng Anh là Padouk (Camwood, Barwood, Mbel, Corail), tên khoa học là: Pterocarpus macrocarpus. Là một loài cây họ Đậu, có nhiều ở vùng Đông Nam Á, đông bắc Ấn Độ, Nam Phi.



Là loại cây thân gỗ lớn, có chiều cao tới 35m, đường kính có thể lên đến 1m. Gỗ có mùi thơm nhẹ, màu vàng đỏ. Gốc thường có bạnh vè, vỏ màu xám nâu, nứt dọc sau bong vảy lớn. Vết vỏ đẽo vàng nhạt khá dày, rớm nhựa hơi đỏ.Gỗ Hương là loại cây thân lớn.




Ở Việt Nam, Gỗ Hương được gọi với nhiều tên gọi khác nhau, tùy theo đặc điểm vùng miền: hương đá, hương huyết, hương nghệ, hương xoàn, hương đỏ…Thường mọc ở độ cao 100-800m so với mực nước biển. Mọc ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh. Mọc trên nhiều loại đất như đất xám, đất đỏ bazan.




Một số công dụng:
Lấy gỗ: là loại gỗ nhóm 1, gỗ hương có khối to, vân rất đẹp, nặng, chắc và không bị nứt, mối mọt.
Nhựa cây có thể dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ.
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy nhựa cây này có chứa hoạt chất dùng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường tuýp 2.
Được dùng để điêu khắc các loại đồ gỗ mỹ nghệ: các loại tượng, đàn, ván lót sàn, cabinnetwork…
Đặc điểm nhận dạng:


Ngoài việc dựa vào vân gỗ, màu sắc và mùi hương, Gỗ Hương còn được nhận dạng bằng cách ngâm gỗ vào nước, khi đó nước sẽ có màu xanh nước chè, nhựa dầu có mùi hương, khi để lâu xuống màu thành xám.
Cũng như các loại gỗ khác, gỗ Nu Hương vân tuyệt đẹp, không lẫn với các loại nu gỗ khác.

LIÊN HỆ
Đồ Gỗ Phú Gia - Bàn Ghế Đồng Kỵ
VPGD: Xóm Ô, Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh.
(Đối diện trường mầm non Tam Sơn)
CSSX 1: Số 19 - C4, Xóm Đông, Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh.
CSSX 2: A3 KCN An Giải, Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Email: dogophugia67@gmail.com - Điện thoại: 0972.092.764 Website: godongky.net.vn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét