Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Sập Gụ - Cách nhận biết và những thông tin thú vị


Như chúng ta đã biết, Sập Gụ là một sản phẩm đặc biệt của miền Bắc nước ta. Từ xa xưa, việc sở hữu sập Gụ được nghĩ tới là những gia đình giàu có, những quan lại, phú hộ sung túc. Thời hiện tại sập Gụ có phổ biến hơn nhưng các chỉ số chất lượng thì thua kém xa thời đó. Cùng đồ gỗ đồng kỵ  Phú gia đi tìm hiểu kỹ hơn về loại sập gụ này nhé!

Có thể bạn sẽ nghĩ sập Gụ ắn hẳn phải làm từ gỗ Gụ, điều này không đúng hiện nay, khi mà chuyện khai thác, vận chuyển gỗ Gụ rất khan hiếm và khó khăn, sập Gụ có thể được làm từ các chất liệu gỗ quý khác như gỗ Lim, gỗ Mun, gỗ Hương,..vv.. Sập ngày xưa có đặc điểm nhỏ hơn, chân sập vuông 16cm, mặt sập dày 5cm, còn hiện nay thì được cải tiến hơn với chân vuông 20cm, mặt khung dày từ 7cm - 10cm.








Trong gia đình có sập Gụ là điều sang trọng thể hiện sự phú quý của gia chủ, và không ít những người chơi sập Gụ có rất nhiều quan điểm, sở thích khác nhau:

Nhóm thích những bộ Sập Cổ mang ấn tích của thời gian

Những giá trị mang tính thời gian thì rất lớn, nó mang nét đặc biệt của cung đình, vua quan thời phong kiến. Các bộ sập so với ngày nay thì sự thẩm mỹ không bằng được nhưng sự tỷ mỷ, tinh xảo là đáng kinh ngạc khi chúng ta nghĩ về một thời gian khó. Tuổi đời và chất liệu gỗ mang đậm dấu ấn thời gian rất được những người chơi sập cổ yêu thích.

Nhóm thích đồ Gỗ quý hiếm, dày, nặng và đắt tiền

Ở chủng loại này thì chúng ta có thể gọi là những chiếc sập khổng lồ, mặt sập thông thường được ghép từ 2 tấm, nhưng ở đây là 1 tấm và dày có thể lên tới 20cm, dài 2m, rộng 1m60cm, đó thực sự là con số khủng khiếp hiện nay.

Có thể thấy rõ đường kính mặt gỗ như vậy thì ắt là cây gỗ có tuổi thọ nó phải hàng ngàn năm, giá trị của những loại sập này vì vậy được nâng nên rất cao. Với những sập 1 tấm chỉ có thể là gỗ Gụ hoặc gỗ Hương còn Trắc hoặc Mun là điều không thể vì trên thực tế những loại gỗ nhóm này trong tự nhiên chúng sinh trưởng rất chậm do đó cũng lý giải thêm 1 thác mắc nữa là ở những chiếc Sập Cổ đại bộ phận là 3 tấm vì ngày đó gỗ rất quý hiếm...







Nhóm chơi thứ ba là nhóm thích nghệ thuật thẩm mỹ

Sự tinh xảo, phức tạp đòi hỏi những nghệ nhân phải tốn nhiều thời gian và công sức mới có được một sản phẩm sập ưng ý. Nhưng mẫu sập phức tạp nhiều công và cũng đẹp nhất là sập Mai. Cây mai nở hoa bao quanh thân sập 2 chữ chiện đàn chim đàn sóc bao quanh... kế đến là sập nho Cả giàn nho bao quanh thân sập chi tiết sinh động phức tạp . Đã là sập thì đều có dãy hạt dưới cổ sập chi tiết này có thể được hỗ trợ bằng máy móc . nhưng cá biệt có những mẫu sập chặt hạt nhở quanh viền trên mặt sập . hạt được chặt bằng tay hạt nhỏ như hạt đậu đen rất sinh động nhưng tốn nhiều công. Có rất nhiều mẫu mã ở nhóm chơi này, vì miền Bắc ta có rất nhiều làng nghề với những tay thợ tài ba.

Cá biệt có những Dạ sập dầy 20 cm được làm bóng toàn phần, đối với loại này thì trên thị trường rất hiếm... hầu hết sập được chạm 3 mặt Dạ nhưng cá biệt có sập chạm 4 mặt Dạ theo yêu cầu của khách hàng. Công dụng chính của Sập không phải nằm ngủ, chúng ta nghĩ tới sập với tủ chè, giống như một bộ bàn ghế phòng khách, nó thường dùng để ngồi uống nước và tiếp những vị khách tới nhà nhâm nhi trò chuyện.








Với 3 hình thức chơi sập như trên thì mỗi phần có những nét rất riêng, tùy đối tượng, điều kiện mà chọn cho mình những loại phù hợp. Có người thì trân trọng quá khứ, có người yêu thích nghệ thuật, thích sự nặng nề, to lớn và tính ra thì số lượng người chơi 3 loại này cũng không chênh lệch nhau nhiều.

Còn về nơi sản xuất sập Gụ nổi tiếng nhất miền Bắc Ta phải nghĩ tới là làng nghề Tam Sơn, làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đây là nơi có những xưởng sản xuất, chế tạo, tái tạo, có nhiều thợ làm sập khá giỏi, gia truyền. Các công ty này hàng năm cho ra đời rất nhiều sản phẩm độc đáo do đội ngũ các nghệ nhân lâu năm làm ra. Hàng thường được xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới.


LIÊN HỆ

Đồ Gỗ Phú Gia - Bàn Ghế Đồng Kỵ
VPGD: Xóm Ô, Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh.
(Đối diện trường mầm non Tam Sơn)
CSSX 1: Số 19 - C4, Xóm Đông, Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh.
CSSX 2: A3 KCN An Giải, Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Email: dogophugia67@gmail.com - Điện thoại: 0972.092.764 - Website: godongky.net.vn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét