Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Đồ gỗ Đồng Kỵ qua từng năm tháng


Chơi đồ gỗ Đồng Kỵ 
ngoài cái duyên, chức phận, ngoài những người thuộc tầng lớp sỹ- phú, có vai vế trong xã hội, những người dân nghèo không mấy ai có. Cho nên, đấy cũng là cách giải thích, vì sao làng mộc Đồng Kỵ, từ khi khởi nghệ, các cụ đã bắt đầu bằng thứ hàng cao cấp, nghĩa là đã có “ý đồ” manh nha “chọn thị trường cấp một” – nói theo ngôn ngữ hiện đại bây giờ.
Người xưa “chơi” đồ Đồng Kỵ theo cách riêng của họ. Đối với những gia đình giáo học, nền nếp gia phong, trong ngôi nhà ngói 3 gian 2 chái, không thể thiếu những món đồ gỗ, nếu là Đồng Kỵ, thì chắc chắn phải có sập gụ, tủ chè, bộ đồ thờ bao gồm cả ngai thờ… Trong những món đồ ấy, có lẽ bộ đồ thờ là thứ duy nhất có chạm trổ họa tiết cổ kính. 


Còn lại, đều để nét mộc, thẳng thớm và giản dị.
Cùng với đồ gỗ Đồng Kỵ, bên ngoài bậu vườn, có thêm mấy bụi hoa mộc thả hương thoang thoảng, làm dậy mùi ấm trà buổi sáng, bên chiếc sập gụ để chủ nhân đón một ngày mới, và nhắc mình giữ đúng lề lối, gia phong.
Theo lời mời gọi quyến rũ, tôi về Đồng Kỵ- ngôi làng cổ nổi danh với “làng trăm nghề”… Trong hàng trăm “hoa tay” của những người nông dân hiền lành vùng đồng bằng Bắc bộ ấy, người ta hay nhắc đến nghề mộc nhiều hơn cả…
“Chơi” đồ Đồng Ky ngày nay
Thời nay, người ta chơi đồ Đồng Kỵ, hiếm người thể hiện cái sang, bên cạnh cái “phú” của mình.


Cơ chế thị trường đã thay đổi phần lớn diện mạo đời sống của số đông, mà có thể thẳng thắn nói rằng, đó là những lớp người “giàu xổi”. Có tiền bạc rủng rỉnh, người ta mang đồ Đồng Kỵ về nhà dễ như lấy mớ rau, con cá ngoài chợ… Nhưng, kiến trúc bài trí những vật dụng ấy, thì rõ rãng chưa “sang”.
Ở thời điểm Đông-Tây-Kim-Cổ giao thoa, phòng khách rộng bát ngát của nhà Tây, vừa cao vừa sâu chót vót, bộ đồ gỗ Đồng Kỵ dẫu có hoành tráng đến chừng nào thì vẫn như lọt thỏm.
Theo nhu cầu của đời sống hiện đại, mẫu mã của đồ gỗ Đồng Kỵ cũng không ngừng thay đổi về kiểu dáng và kích thước. Những chạm trổ tinh hoa và khéo léo, phần lớn thể hiện cái “phú” của gia chủ mà không toát được cái tinh của sự sang trọng. Bộ tràng kỷ lừng lững, đặt người xuống lọt thỏm như ngồi trên một chiếc xuồng. Với tay lấy một chén nước, phải nhoài người, “nhổm mông” một cách đầy khó khăn. Kiểu dáng, nước sơn dẫu có theo xu hướng giả cổ, đặt giữa những thiết bị hiện đại của đời sống hiện đại, theo lối sống phương Tây, cũng trở nên muôn phần khập khiễng.


Hàng ngàn người đã tìm về Đồng Kỵ. Hàng ngàn chuyến xe đã lũ lượt chở đồ Đồng Ky. Và cũng ngần ấy người mong muốn được sở hữu những tinh hoa khéo léo tích lũy ngàn năm của những người thợ tài hoa đất Kinh Bắc ấy về đặt trong ngôi nhà của mình. Thế nhưng, có mấy ai hiểu được Đồng Ky, về một làng quê xưa, cũng thanh bình giữa vùng tam giác cửa ngõ của đất Kinh Bắc, đất Tràng An và đất Thổ Tang thương lái, rất đỗi tài hoa nhưng cũng đầy “khó tính”, để phô hết được cái hồn hoa tay ngàn năm gửi gắm, trong từng nét chạm phượng múa, rồng bay…

LIÊN HỆ
Đồ Gỗ Phú Gia - Bàn Ghế Đồng Kỵ
VPGD: Xóm Ô, Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh.
(Đối diện trường mầm non Tam Sơn)
CSSX 1: Số 19 - C4, Xóm Đông, Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh.
CSSX 2: A3 KCN An Giải, Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Email: dogophugia67@gmail.com - Điện thoại: 0972.092.764

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét