Sập chân quỳ được đóng phổ biến bằng các loại đồ gỗ đồng kỵ với kích thước mặt (chải chiếu, chải đệm) là 1,6 m x 2,0 m. và đi kèm trên mặt sập là 1 chiếc Văn kỷ giống như cái bàn nhỏ chân thấp ngang 60 dài 80 cm để ngồi bệt uống trà và đàm đạo, đánh cờ ...
Vì sập chân Qùy thường được các gia đình Việt Nam kê trang trọng trong phòng khách và dùng để ngồi ăn cỗ, tiếp khách quý uống trà đàm đạo thơ văn, để khách ngả lưng nằm nghỉ khi ở lại... nên Sập chân quỳ được đóng bằng loại gỗ không có hại cho sức khỏe như gỗ gụ, thậm chí một số loại gỗ quý có tinh dầu có tác dụng chữa bệnh, giúp cho con người đỡ mệt mỏi khi ngả lưng trên nó như gỗ Sưa, gỗ Trắc...
Thực tế các loại gỗ sưa, gỗ trắc rất đắt nên Sập chân quỳ phổ biến được đóng bằng gỗ gụ bởi loại gỗ này dễ tìm khổ lớn để làm mặt sập, giá cả hợp lý (giá hiện nay vào khoảng 20 - 30 triệu đồng tùy loại gỗ gụ ), hơn nữa, gỗ gụ cũng rất bền (hàng trăm năm) không bị mối mọt, sập dùng lâu, màu gỗ xuống màu tối và bóng như sừng, nếu được tô điểm thêm khảm ốc thì chiếc sập gụ như một tác phẩm vừa đẹp, vừa cổ kính sang trọng, góp phần tôn vinh nét văn hóa truyền thống Gia phong trong các gia đình Việt Nam. Vì thế, mặc dầu sập chân quỳ tuy được đóng bằng nhiều loại gỗ nhưng mọi người gọi chung là sập gụ có lẽ là như vậy.
Ngày nay, do điều kiện khai thác gỗ, nhập khẩu gỗ được thuận lợi, người ta có điều kiện đóng sập chân quỳ bằng nhiều loại gỗ khác nhau với mẫu mã, kích thước rất phong phú đa dạng. Tuy nhiên, người ta vẫn không dùng gỗ nhóm "Tứ Thiết" như Đinh, Lim, Sến, Táu để đóng sập chân quỳ bởi quan điểm từ xa xưa đã cho rằng: nằm trên sập đóng bằng gỗ loại này nó sẽ bị "nặng" mình. Ví như gỗ lim, thường được đóng sập miểng vừa để dùng, vừa để tích trữ (giữ của), dự phòng thay thế cho những bộ phận trong căn nhà, chứ không thấy các cụ đóng sập chân quỳ bằng gỗ lim.
Mặt sập chân quỳ thường được ghép bằng 3 tấm gỗ và được gọi tắt là Sập 3 lá, một số ít được đóng bằng 2 tấm gỗ gọi là sập 2 lá. Nếu cùng một mẫu, vì tấm gỗ bản rộng hơn nên sập 2 lá đắt hơn sập 3 lá.
Về mẫu mã: Kế thừa mẫu truyền thống cha ông để lại, Sập chân quỳ ngày nay đang được các nghệ nhân tại các làng nghề truyền thống đóng mới các mẫu mã hết sức phong phú và đa dạng, cầu kỳ và tốn nhiều chi phí nhân công bởi hầu hết được làm bằng thủ công bởi những chi tiết tinh xảo không thể có máy móc nào thay thế được.
Ví như Sập cây mai, cây đào nở hoa bao quanh thân sập với đàn chim đàn sóc bao quanh như một vườn thiên nhiên được đưa vào trong nhà
LIÊN HỆ
Đồ Gỗ Phú Gia - Bàn Ghế Đồng Kỵ
VPGD: Xóm Ô, Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh.
(Đối diện trường mầm non Tam Sơn)
CSSX 1: Số 19 - C4, Xóm Đông, Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh.
CSSX 2: A3 KCN An Giải, Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Email: dogophugia67@gmail.com - Điện thoại: 0972.092.764 - Website: godongky.net.vn
Đồ Gỗ Phú Gia - Bàn Ghế Đồng Kỵ
VPGD: Xóm Ô, Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh.
(Đối diện trường mầm non Tam Sơn)
CSSX 1: Số 19 - C4, Xóm Đông, Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh.
CSSX 2: A3 KCN An Giải, Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Email: dogophugia67@gmail.com - Điện thoại: 0972.092.764 - Website: godongky.net.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét